Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Viêm loét dạ dày và những biến chứng nguy hiểm không thể lường trước

Những biến chứng khi mắc viêm loét dạ dày

Bé 10 tuổi đã bị thủng dạ dày

Tại khoa Phẫu thuật trẻ em - BV Việt Đức, những năm gần đây số trẻ được phẫu thuật dạ dày ngày càng tăng, trung bình 5-7 ca/tháng. Như trường hợp bệnh nhi Nguyễn Thành N., 10 tuổi (ở Hưng Yên) được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đau đột ngột, vật vã, nôn ra máu... Kết quả thăm khám khẳng định bé bị thủng dạ dày do viêm loét dạ dày. Rất may N. được mổ cấp cứu kịp thời nên tránh nguy hiểm tới tính mạng



Tình trạng đáng báo động là đa phần trẻ viêm loét dạ dày nhập viện trong tình trạng muộn do viêm loét dạ dày ở trẻ em tiến triển rất nhanh. Bệnh nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị.
Vì vậy, không thể chủ quan với bệnh viêm loét dạ dày vì nó có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm không chỉ ở trẻ em mà còn ở cả người lớn

Những biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa: là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày, biểu hiện ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối.
Hẹp môn vị: Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có biểu hiện bất thường như: đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.
Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.
Thủng dạ dày: Bệnh nhân viêm loét dạ dày đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, phải được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.


Khi bệnh nhân viem loet da day có những biểu hiện trên cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày

Để phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày ăn uống hợp vệ sinh là điều vô cùng quan trọng: thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch. Có chế độ ăn uống hợp lý và điều độ: không nên ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; không nên ăn quá nhiều chất béo, các chất kích thích như trà, cà phê...; không uống rượu, không hút thuốc lá; không nên ăn quá nhanh, nhai không kỹ; cần ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya, bữa ăn cuối cùng trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ, không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Ngoài ra, cần phải kết hợp với chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, stress kéo dài. Khi bị đau lưng, đau nhức xương khớp không tự ý mua thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn về điều trị, mà nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Đôí với người đã bị mắc bệnh viem loet da day thì không được tự ý dùng thuốc, nhất là với các thuốc giảm đau, chống viêm mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ là ưu tiên hàng đầu cho người bị viêm loét dạ dày.




Những biến chứng của viêm loét dạ dày có thể đe dọa đến tính mạng con người, vì vậy, phải có chế độ phòng ngừa khỏi căn bệnh viêm loét dạ dày đối với những người chưa bị hoặc chế độ chữa trị hợp lý với những người đã mắc phải bệnh viêm loét dạ dày.


Tags: Viêm loét dạ dày, Viem loet da day, Viêm loét dạ dày, Viem loet da day, viem loet da day, Viêm loét dạ dày, Viem loet da day, chữa bệnh dạ dày, bài thuốc chữa bệnh dạ dày, thuốc chữa bệnh dạ dày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét